Thịt vịt là món ăn bổ dưỡng nhưng nếu ăn chung với một số loại thực phẩm có thể gây ra "tác dụng phụ".
Thịt vịt là món ăn bổ dưỡng nhưng nếu ăn chung với một số loại thực phẩm có thể gây ra "tác dụng phụ".
Thịt vịt kỵ ba ba
Đây là hai loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng kết hợp cùng nhau lại gây ra rắc rối. Hai loại thịt này chứa các thành phần dinh dưỡng kỵ nhau nên ăn chung sẽ gây ra tiêu chảy, phù thũng.
Bên cạnh đó, thịt vịt nhiều đạm trong khi thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học. Khi ăn chung sẽ làm giảm giá trịnh dinh dưỡng của nhau.
Thịt vịt kỵ với quả mận
Mậm là loại quả ngon nhưng gây nóng trong người. Còn thịt vịt tính hàn, giải nhiệt cơ thể. Kết hợp 2 loại này với nhau sẽ gây ra chướng bụng, khó tiêu, không tốt cho tiếu hóa. Do đó, không nên ăn mận chung hoặc quá gần thời gian ăn thịt vịt.
Thịt vịt kỵ tỏi
Tương tự như mận, tỏi cũng có tính nóng, ăn cùng thịt vịt tính hàn sẽ không có lợi cho đường ruột và tiêu hóa.
Những đối tượng không nên ăn thịt vịtNgười đang bị cảm: Thịt vị tính hàn giúp hạ nhiệt. Khi bị cảm lạnh nên tránh loại thực phẩm này vì nó có thể khiến bạn lạnh lạnh bụng, tiêu chảy, khó chịu, bệnh càng thêm nặng.Người đang bị ho: Thịt vịt có chất tanh khiến người đang bị ho dễ ho thêm. Do đó, nên tránh ăn thịt vịt khi đang bị ho.Người bị bệnh gout: Thịt vịt chứa nhiều purin và protein khiến cho axit uric trong cơ thể người tăng cao. Vì vậy, người bị gout nên tránh ăn loại thực phẩm này để không làm bệnh nghiêm trọng hơn.Người có hệ tiêu hóa kém: Thịt vịt chứa nhiều chất béo, nên người bị bệnh tiêu hóa, chướng bụng, tiêu chảy cần tránh ăn để không tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.Người có thể chất yếu, lạnh: Thịt vịt tính hàn nên Đông y cho rằng người thể trạng hàn lạnh nên hạn chế ăn để tránh bị lạnh bụng, dẫn tới chán ăn, đau bụng, tiêu chảy và nhiều bất lợi khác cho hệ tiêu hóa.