Nhiều mẹ mới bắt đầu cho con ăn dặm nhận được những lời khuyên mâu thuẫn về lượng muối.
Nhiều bà mẹ trẻ sinh con lần đầu còn nhiều bỡ ngỡ trong cách chăm sóc con, phương pháp cho con ăn dặm, kể cả việc có nêm mắm muối vào thức ăn cho trẻ tập ăn dặm hay không cũng có nhiều trường phái.
Chị Mai Vân Tr. (Thanh Xuân, Hà Nội) có con nhỏ 4 tháng, bắt đầu tìm hiểu về cách ăn dặm, mẹ đẻ thì hướng dẫn cho một chút xíu nước mắm cốt để thức ăn ngon hơn, kích thích trẻ ăn hơn, giúp trẻ cứng cáp hơn. Tuy nhiên, trên các diễn đàn thì muôn vàn ý kiến, người thì cho rằng để thức ăn của trẻ dưới 12 tháng tuổi thêm muối là hại trẻ: "Đừng phá hủy sức khỏe và thận của con bằng muối của ông bà cha mẹ".
Mặc dù muối là một hợp chất mà tất cả mọi người cần trong chế độ ăn uống nhưng trẻ sơ sinh không nên hấp thụ quá nhiều muối. Cho bé ăn quá nhiều muối theo thời gian có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như tổn thương thận, huyết áp cao… Chế độ ăn nhiều muối cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài và sở thích khẩu vị của trẻ.
Không cần thiết phải thêm muối vào chế độ ăn của trẻ đến 12 tháng tuổi.
1. Có cần cho muối vào thức ăn của trẻ tập ăn dặm không?
Natri, thành phần chính trong muối ăn, là một chất dinh dưỡng thiết yếu. Tất cả mọi người, kể cả trẻ sơ sinh, cần một lượng nhỏ để hoạt động bình thường. Tuy nhiên, không cần thiết phải thêm muối vào chế độ ăn của trẻ đến 12 tháng tuổi.
Trước khi trẻ được sáu tháng tuổi, trẻ nhận được tất cả lượng muối cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm (từ 7-12 tháng tuổi), vẫn không cần thêm bất kỳ loại muối nào vào thức ăn của trẻ. Ngay cả khi cảm thấy nhạt nhẽo, cũng không nêm muối vào thức ăn dặm.
Trẻ sơ sinh đã quen với lượng muối ăn vào thấp hơn nhiều so với người lớn và do đó có thể cảm nhận được hương vị tự nhiên của thức ăn dặm.
BS. Ngọc Sương
Tất cả các giai đoạn phát triển trẻ đều cần bổ sung muối. Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn mà lượng muối cung cấp là khác nhau.
https://suckhoedoisong.vn/che-bien-th...
Hơn nữa, nếu trẻ đã quen với thức ăn có muối ở độ tuổi này khiến trẻ phát triển sở thích ăn mặn suốt đời, thậm chí ngày càng ăn mặn theo do đó có thể làm giảm chất lượng tổng thể của chế độ ăn. Do đó, nên trẻ ăn dặm không có hàm lượng muối
Với trẻ ở lứa tuổi từ 1-3 tuổi, muối cần được tiêu thụ hằng ngày nhưng chỉ cần một lượng rất ít, trung bình 2g/ngày là an toàn và đủ cho trẻ. Lượng muối an toàn và đủ cho trẻ từ 4 - 6 tuổi là 3g/ngày.
2. Lý do nên hạn chế muối cho trẻ tập ăn dặm
Nhiều mẹ thêm muối vào thức ăn dặm của bé với hy vọng sẽ cải thiện mùi vị và khuyến khích bé ăn. Nhưng việc thêm muối đã gây ra những vấn đề sức khỏe của trẻ.
Tổn thương thận
Thận của trẻ sơ sinh vẫn chưa trưởng thành và chúng không thể lọc lượng muối dư thừa hiệu quả như thận của người lớn. Do đó, chế độ ăn quá nhiều muối có thể làm hỏng thận của trẻ.
Chế độ ăn nhiều muối cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài và sở thích khẩu vị của trẻ.
Thêm muối vào chế độ ăn của trẻ có thể gây hại cho thận của trẻ, vì thận của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ và không xử lý được lượng muối dư thừa như thận của người lớn.
Huyết áp cao
Liên tục được cho ăn thức ăn mặn có thể củng cố sở thích vị giác tự nhiên này sẽ khiến con bạn thích thức ăn mặn hơn những món ít mặn tự nhiên. Chế độ ăn giàu muối có thể khiến huyết áp của bé tăng lên, tác dụng tăng huyết áp của muối ở trẻ sơ sinh mạnh hơn ở người lớn. Do đó, trẻ được ăn chế độ giàu muối có xu hướng bị huyết áp cao hơn khi trưởng thành, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim sau này trong đời.
Quá nhiều muối có thể làm hỏng thận của em bé, làm tăng huyết áp và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim sau này trong đời. Một chế độ ăn giàu muối cũng có thể khiến trẻ phát triển sở thích ăn mặn lâu dài.
ThS. BS Nguyễn Đức Minh - Chuyên gia dinh dưỡng
Loãng xương
Ăn quá nhiều muối dễ làm mất canxi từ xương, làm tăng nguy cơ loãng xương, một tình trạng khiến xương dễ gãy. Mặc dù bệnh loãng xương phổ biến nhất ở người lớn tuổi, nhưng tác dụng của muối đối với canxi có thể được phát hiện ở trẻ em và tiếp tục cho đến khi trưởng thành. Điều này làm tăng nguy cơ loãng xương sau này, đặc biệt là đối với trẻ em gái.
Tăng natri máu
Trẻ ăn quá nhiều muối dễ bị tăng natri máu - một tình trạng có quá nhiều natri lưu thông trong máu. Nếu không được điều trị, tăng natri máu có thể khiến trẻ chuyển từ cảm giác cáu kỉnh và kích động sang buồn ngủ, hôn mê, nếu không cấp cứu và điều trị kịp thời có nguy cơ tử vong.
Nếu nghĩ rằng trẻ đã ăn quá nhiều muối hoặc bắt đầu có dấu hiệu tăng natri máu, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
3. Cách hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn của trẻ
Các mẹ nên hạn chế lượng muối cho bé vì hầu hết các loại thực phẩm nấu thức ăn dặm hàng ngày cho trẻ (trứng, thịt, tôm, cua, cá, các loại rau…) có thể chứa một lượng nhỏ natri tự nhiên nên không cần nêm muối.
Nếu cho trẻ ăn các thực phẩm đóng hộp cần lưu ý lượng muối hay hàm lượng natri đề trên nhãn để lựa chọn các sản phẩm ít muối an toàn cho trẻ theo lứa tuổi.
Khi đi ăn ngoài, tốt nhất mang theo thức ăn từ nhà cho bé.